1. To Mồm Vạ Miệng
2. Thuốc Không Đắng Sao Bệnh Mau lành
3. Thất Thường đến Quái Đản
4. Nặng Lòng Với Sân Khấu
Giờ đây, “gã biên kịch quái đản” ấy không còn xạ lạ với khán giả cũng như các nhà làm nghề chuyên môn bởi những phát ngôn thẳng thừng – sòng phẳng và quyết liệt về nghề và chuyện làm nghề. Nhưng phát ngôn gây sốc của anh không xuất hiện trên những mặt báo hoặc phương tiện truyền thông nhưng phát ra đúng nơi phang đúng chỗ. Trong những trại sáng tác thường niên của hội sân khấu Tp HCM tổ chức, với tư cách là một hội viên và trại viên anh luôn đưa những nhận xét về tác phẩm của mình và của những trại viên tiếng tăm trong làng viết kịch thành phố và cả nước những góp ý trung thực và có phần gây sốc – ban đầu nghe có vẽ chói tai nhưng đã góp một phần nhỏ vào tinh thần dân chủ trong sự sáng tạo mà Hội đề ra – thể hiện luôn sự dân chủ trong khen chê một tác phẩm với cái quyết liệt của một người trẻ. Bị mang tiếng gay gắt và có phần “hỗn” nhưng gãvẫn vui vẽ chấp nhận và được cảm thông của những bậc trưởng thượng vì họ thừa biết gã không có tâm địa gì.
Chuyện trong nhà là thế nhưng bước ra vệ đường là có chuyện ngay. Vì thế giới màu sắc của nghệ thuật vốn ưa những điều ngọt miệng xuôi tai. Anh từng lao đao và khổ sở với chính sự trực tính và quyết liệt bảo vệ cái đúng cái đẹp của mình. Anh kể lại một kỷ niệm hết sức ám ảnh anh và khiến anh suýt phải bỏ nghề vì nản. Trong một cuộc thi tầm cỡ quốc gia của nghành sân khấu được tổ chức nằm 2013 – với tư cách là một tác giả có Kịch được dàn dựng và tham gia biểu diễn – chứng kiến nhiều sự tiêu cực của một số nhỏ cá nhân trong một cuộc thi nghiêm túc anh mạnh dạng đứng ra đặt vấn đề và truy tìm bằng chứng để phanh phui những tiêu cực làm xấu đi hình ảnh cuộc thi trong sự im lặng của rất nhiều người khác. Chuyện không phải của mình và sau đó anh liên tục nhận được rất nhiều tin nhắn khủng bố - nặc danh – hăm dọa đến nỗi đơn vị Công An P.A 25 phải vào cuộc. Giờ hỏi lại những tai nạn đó anh cười trừ và luôn cho rằng minh chẳng phải người hùng và thật sự biết ơn vô cùng một người thầy – một đàn anh (mà anh xin phép giấu tên) đã đồng hành và bên cạnh anh cho anh dũng khí trong suốt thời gian khốn đốn đó.
2. Thuốc Không Đắng Sao Bệnh Mau lành
Nhà biên kịch Huỳnh Tuấn Anh tâm sự : Với anh Phê bình lẽ ra là chuyện bình thường trong sự phát triển của nghệ thuật, nhưng hiện nay sự tiếp nhận phê bình lại không mấy cởi mở, phát biểu thẳng thì bị mang tiếng là 'đánh' và sẽ bị cô lập Tên tuổi của anh nổi lên như một hiện tượng gắn liền với những cú “hot” nhất trong làng sân khấu như: Đồng tác giả bộ phim đình đám Cổng mặt trời, và các bộ phim khác như Huyền thoại tình yêu, Sống trên đời phải yêu nhau, Thảo nguyên ngọt ngào, Hai Lúa, Ông Tơ bà Nguyệt, Chuyện tình nơi mắt bão….Rinh luôn giải thưởng của Trung ương Hội Sân khấu Việt Nam với tác phẩm viết về vở cải lương lịch sử Gió hoàng cung từng gây nhiều tranh cải trong Liên hoan tài năng trẻ đạo diễn sân khấu toàn quốc năm 2013, vở kịch kinh dị Giếng lạ ,12 giờ khuya… từng sốt vé tại sân khấu kịch Phú Nhuận của bà bầu Hồng Vân, phụ trách kịch bản Live show của Nghệ sĩ hài Minh Béo, Live show Trường Giang - Chí Tài, đảm nhận vai trò đạo diễn chương trình Lễ hội Hoa đăng chào mừng năm văn hoá du lịch tại Hà Tiên - Kiên Giang - một lễ hội hoa đăng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, biên tập chính cho chương trình Trong nhà ngoài phố cùng một số chương trình lớn nhỏ khác…Thành công như thế anh không tự kiêu mà lại có nhiều trăn trở với hiện trạng sân khâu ngày nay, sân khấu đang có sự lệch lạc, vênh lệch. Nói nôm na là ăn mày điện ảnh. Tuổi trẻ thế hệ 9x hiện nay mở mắt là tivi nên truyền hình ăn sâu trong tâm trí. Họ đén với sân khấu bởi sự yêu thích diển viên hơn là nghệ thuật câu ca tiếng hát.. Hiện trạng này đã được báo động nhiều năm nay mà vẫn chưa có sự thay đổi nào. Có lẽ, đó cũng là một trong những lý do khiến sân khấu khó lòng vượt qua cơn khủng hoảng khán giả.
3. Thất Thường đến Quái Đản
Con đường đến với sân khấu của Huỳnh Tuấn Anh cũng nhiều bất ngờ. Chịu khó để ý sẽ thấy được cái hành tung bất định của anh trong lao động nghệ thuật. Sự thay đổi xoành xoạch của anh không khỏi khiến mọi người ngỡ ngàng. Đang làm thầy giáo bất ngờ quyết định không đứng trên bục giảng sau khi nhận bằng tốt nghiệp mà anh lặn lội từ quê hương Kiên Giang của mình lên Thành phố để đi học đạo diễn. Thời điểm năm 2004 lương giáo viên khá cao cùng với trợ cấp kinh phí cho giáo viên vùng biên giới Kiên Giang cho anh một cuộc sống và tương lai nhiều hứa hẹn nhưng anh phủi tay trong sự ngỡ ngàng của gia đình và bạn bè để đi tìm “người tình” sân khấu. Anh vui vẻ tự nhận mình là kẻ ham chơi và “đồng bóng”
Học đạo diễn sân khấu chưa đâu vào đâu thoắt cái Huỳnh Tuấn Anh chính thức trở thành nhà biên kịch lúc nào không hay với tác phẩm đầu tay (liên danh với tác giả Phạm Tân) “Cuộc Chơi Nghiệt Ngã” sốt vé một thời gian dài của sân khấu Idecaf và nhận được nhiều sự ngợi khen của NSƯT Thành Lộc và tiếp sau đó là một sự nghiệp sân khấu khá đáng nể với một cây bút trẻ mới bước sang ngưỡng 30. Rồi một thời gian dài không thấy tăm hơi thình lình người ta lại thấy anh xuất hiện với chức danh Biên Kịch của phim truyền hình với những bộ phim mà đến giờ khán giả màn ảnh nhỏ khó thể quên được. Trở thành nhà biên kịch phim truyền hình bất đắc dĩ – đầy đam mê những có thành quả hẵn hoi với Giải Mai Vàng cho Phim Cổng Mặt Trời mà anh cộng tác. Anh chi sẻ: “Đến với điện ảnh chắc là do duyên nợ, tốt nghiệp đạo diễn sân khấu nhưng lại mắc nợ điện ảnh. Thật ra Tuấn Anh cũng rất phân vân vì bà mẹ sân khấu đã sinh mình ra nhưng lại ăn cơm của điện ảnh, bà mẹ điện ảnh lại nuôi lớn mình. Lúc nào Tuấn Anh cũng muốn làm gì đó để trả ơn cho bà mẹ sân khấu đã sinh ra mình…”.
Dạo gần đây, người ta ít thấy kịch anh – ít thấy phim anh. Chúng tôi đùa với anh rằng có phải anh đã lụt nghề. Anh cười cười vẻ bí hiểm chia sẻ : Gọi là lút nghề cũng được nhưng anh không thật sự thấy những thoi thúc cháy bỗng của người cầm bút như kiểu viết là ăn là uống là thở thì mình tạm ngưng tìm cái gì đó mà làm mới lại tâm hồn. Tưởng nói cho qua cơn thế thôi nhưng ai ngờ mới nhận được thông báo từ anh bằng cái giọng háo hức máu lửa vốn có qua điện thoại : Cuối tháng 7 này anh cùng nhà xuất bản Phương Nam ra mắt tập thơ đầu tay của mình.
Đạo diễn – nhà biên kịch – Biên Đạo Múa – Nhà thơ những chức danh cứ loạn lên khiến chúng tôi cũng bối rối không biết gọi thế nào. Anh thành thật xin phép được nhận cái tên “Kẻ Ham Chơi Thất Thường”.
Sự thất thường quái gỡ đó chưa dừng lại khi nghe anh bật mí về một dự án sân khấu mà anh ấp ủ. Anh đang cùng một nhóm bạn chuẩn bị hoàn tất vỡ nhạc kịch lấy chất liệu âm nhạc tài tử cải lương làm chủ đạo kết hợp với nhiều dòng nhạc của thế giới để tạo nên một sự “hợp hôn dị tính” theo kiểu âm nhạc World Music và New Age. Hỏi anh có sợ bị mang tiếng là “Kẻ đốt đền” –là người phá bĩnh âm nhạc tài tử và cải lương không ? Anh cười hôn nhiên và đáp : Cứ làm đã…. Không đi làm sao có đường . . . sai cũng được thì mình sửa đúng thì càng hay. Tất cả vui mà . . . còn hơn cứ xài của hồi môn của ông bà đến mòn rỉ mà không biết làm giàu thêm nó”.
4. Nặng Lòng Với Sân Khấu
Sau những hừng hực – điên dại với những ý tưởng lạ lùng gã không khỏi chùng xuống và lặng đi khi được hỏi về Sân Khấu – nơi đã sinh ra cuộc đời nghệ thuật của gã. Gã chia sẻ : “Sân khấu hôm nay không có những vở diễn thật sự sắc sảo, đặt ra được những vấn đề mới về nội dung và nghệ thuật, nhưng nếu phê bình vở diễn thì khác gì 'đập niêu cơm' của các đoàn. Chưa kể sự non gan của các tay viết, ngại đụng chạm, nếu không cẩn thận, lần sau đến đoàn sẽ bị 'lót lá dắt tay'”.
Yêu nghề nên Tuấn Anh dám dấn thân vào nghề một cách táo bạo, nhưng phía sau ánh hào quang ấy cũng lắm nỗi nhiêu khê đến đắng lòng. Anh cho biết thêm: “Nhiều người cứ tưởng rằng nghề biên kịch này ắt hẳn là giàu có lắm, nhưng thật ra có làm mới nếm được nỗi chua chát, bao nhiêu tâm tư tình cảm đều dành cho đứa con tinh thần nhưng đến khi ra mắt được với khán giả thì chỉ còn lại rất ít nguyên bản của mình từ ý tưởng đến lời thoại…vì phải còn qua nhiều khâu kiểm duyệt của anh này rồi chị nọ… vậy đó mà tiền tác giả không có bao nhiêu cũng lần lượt được chia sẻ đều theo kiểu… tui cũng góp công. Nhưng Tuấn Anh nghĩ rằng miễn được diễn là vui rồi chủ yếu phải làm sao cho sân khấu sáng đèn, rồi từ đó phát sinh những chuyện không hay. Ai nói làm sân khấu mà giàu bao giờ …”.
Ở góc độ làm nghề đạo diễn – nhà biên kịch Tuấn Anh cũng mang rất nhiều trăn trở vì dòng chính kịch thường thiên về những số phận bi ai đau khổ, trong khi dòng kịch thị trường lại được khán giả yêu thích vì những trào lưu mang tính kinh dị, ma, giới tính… Mà hễ mang tính trào lưu thì tuổi thọ cho một vở diễn sẽ không cao và mau đi vào lối mòn. Bằng ngòi bút của mình, nhà biên kịch Tuấn Anh cũng đang tìm lời giải cho mình, nhưng sao thật quá nhiêu khê. Sân khấu là hình thức nghệ thuật biểu diễn, nghĩa là nó chỉ thật sự tồn tại trong một thời gian, không gian nhất định. Chính vì thế, sân khấu rất cần đến sự quảng bá của báo chí để được lan tỏa tác động đối với cộng đồng. Sự lệch nhịp giữa sân khấu và truyền thông cần được sớm giải quyết, đó cũng là một cách giúp sân khấu vượt qua khó khăn. Đã làm nghề thì phải chấp nhận đương đầu với khó khăn bởi chính cái khó sẽ ló cái khôn, đôi khi còn phải chấp nhận sự đụng chạm nhưng đạo diễn – nhà biên kịch Tuấn Anh vẫn không bao giời lùi bước, vì đối đầu với những va chạm để đi đến cái đúng sẽ chứng tỏ được bản lĩnh của mình….
Theo: thegioisankhau.com