Kinh Vĩnh Tể là kinh đào lớn nhất, có vị trí quan trọng nhất ở vùng biên giới Tây Nam nước ta. Kinh dài gần 100km thông từ miền Thất Sơn ra biển Đông, nằm song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia, nối liền hai thị xã du lịch nổi tiếng miền Tây là Châu Đốc (An Giang) và Hà Tiên (Kiên Giang).
Kinh được đào trong thời kỳ lao động thô sơ như vậy quả là một chuyện thần kỳ và đã đem lại những giá trị quốc phòng, kinh tế hết sức lớn lao. Nó vừa là công trình quan trọng trong việc bảo vệ biên giới Tây Nam, vừa là một công trình thủy lợi dẫn thủy nhập điền cho đồng bằng Thất Scm và Tứ giác Long Xuyên, và cũng là con đường thủy thông thương từ Châu Đốc đến Hà Tiên, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của cả một vùng rộng lớn.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhà Nguyễn đã cho chạm hình ảnh kinh Vĩnh Tế vào Cửu đỉnh - một trong những Cửu đỉnh được thờ ở Thế miếu nhà Nguyễn. Con kinh dài nhất nước ta này là kì công của tiền nhân để lại cho thế hệ sau và ngày nay, nếu được khai thác một cách đúng mức thì sẽ trở thành một điểm du lịch sông nước - văn hóa - lịch sử hết sức hấp dẫn.