Chí sĩ Nguyễn Thần Hiến sinh năm 1857 tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên; nay là thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ông là nhà hoạt động yêu nước, người thầy giáo có nhiều công đầu trong việc thành lập Khuyến Du Học Hội và là người thầy thuốc tận tụy với nghề.

Chân dung cụ Nguyễn Thần Hiến
SƠ LƯỢC BẢN THÂN
Chí sĩ Nguyễn Thần Hiến sinh năm 1857 tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên; nay là thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Lúc lên 5 tuổi, ông Nguyễn Thần Hiến học chữ Hán với một thầy người Hoa gần nhà, nổi tiếng là một cậu bé thông minh và có sức nhớ dai. Năm 10 tuổi, ông đến Châu Đốc thụ giáo với một cụ đồ nho danh tiếng. Đến năm 12 tuổi, ông đã tỏ ra khá thông hiểu triết lý Khổng Mạnh và thi văn.
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Trong những đóng góp của ông phải kể đến việc mở lớp dạy chữ Nho tại quê nhà Hà Tiên và thành lập Khuyến Du Học Hội vào năm 1907, nhằm vận động học sinh sang học tại Nhật. Ông đã tự nguyện ủng hộ một phần lớn gia tài giúp vào quỹ du học sinh. Tổng cộng món tiền là 20.000 đồng. Vào năm 1908, số tiền ấy có giá trị bằng hàng trăm lạng vàng.
Sách Nghiên cứu Hà Tiên, kể:
NGƯỜI THẦY THUỐC TẬN TỤY
Vừa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ông còn chuyên nghề bốc thuốc Bắc và châm cứu. Vốn bản tánh ông nhu hòa, lời nói thanh nhã, lại giỏi nghề y nên ông có nhiều bằng hữu, đông học trò theo học.
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Trong những đóng góp của ông phải kể đến việc mở lớp dạy chữ Nho tại quê nhà Hà Tiên và thành lập Khuyến Du Học Hội vào năm 1907, nhằm vận động học sinh sang học tại Nhật. Ông đã tự nguyện ủng hộ một phần lớn gia tài giúp vào quỹ du học sinh. Tổng cộng món tiền là 20.000 đồng. Vào năm 1908, số tiền ấy có giá trị bằng hàng trăm lạng vàng.
Sách Nghiên cứu Hà Tiên, kể:
"Ở Hà Tiên, thời kỳ 1888-1901, ông Nguyễn Thần Hiến cùng với quý ông Lâm Tấn Đức, Lê Quang Chung...cùng một số nhà tri thức ra sức chấn hưng nền học vấn tại địa phương, đồng thời phục hưng nền văn học Chiêu Anh Các"
NGƯỜI THẦY THUỐC TẬN TỤY
Vừa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ông còn chuyên nghề bốc thuốc Bắc và châm cứu. Vốn bản tánh ông nhu hòa, lời nói thanh nhã, lại giỏi nghề y nên ông có nhiều bằng hữu, đông học trò theo học.
NGƯỜI CÁCH MẠNG ANH HÙNG
Năm 1904, ông là một thành viên tích cực, có nhiều đóng góp cho phong trào Đông Du do Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính gây dựng tại Nhật năm 1905. Ông ra sức tổ chức nhiều cơ cấu cách mạng tại miền Nam để tích cực ủng hộ phong trào.
Trong những năm tháng hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, ông Nguyễn Thần Hiến lãnh nhiệm vụ liên lạc với các đồng chí người Trung Quốc và người Việt ở nhiều nơi, như Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Đông, Mãn Châu... Mỗi khi thiếu hụt, ông liền xoay trở bằng nghề làm thuốc hoặc viết báo để sinh nhai và để giúp đỡ các đồng chí khác.
Ngày 19 tháng 6 năm 1912 tại Quảng Châu, có đại diện của cả ba Kỳ của Việt Nam đều đồng ý thành lập Việt Nam Quang Phục Hội, để thay thế cho Duy Tân hội. Và trong tổ chức mới, Nguyễn Thần Hiến, đại diện cho Nam Kỳ, được cử vào Bộ Bình Nghị.
Ngày 16 tháng 6 năm 1913, ông cùng một số đồng đội bị chính quyền Pháp bắt khi vừa đặt chân lên nhượng địa Quảng Châu Loan. Sau nhiều tháng bị tra tấn rất dữ, ông lâm bệnh thổ huyết. Khi Hội đồng Đề Hình của thực dân Pháp phán xử ông mười năm tù lưu đày qua xứ Cayenne (một thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ), ông quyết tâm tuyệt thực và đã mất vào giờ giao thừa đêm ba mươi Tết Giáp Dần, tức ngày 26 tháng Giêng năm 1914, hưởng dương 56 tuổi.
Câu nói đầy xúc động trước khi mất của ông:
Tôi hy sinh cho nước, việc không thành, nay bị đày, tôi cũng không ân hận gì. Nhưng tôi nghĩ, tuổi tôi gần sáu mươi, lại mang bệnh thổ huyết, sang xứ xa biết có chịu nổi khí hậu, hay lại nay đau mai yếu làm lụy đến anh em, còn sợ nỗi phải bỏ thây nơi đất khách.
GHI NHỚ CÔNG LAO
Ngày nay, tên ông được đặt cho một trường Trung học phổ thông của Hà Tiên.

Ngôi trường THPT Nguyễn Thần Hiến (Hà Tiên)
Năm 2014, tạp chí Xưa & Nay đã tặng cho Trường THPT Nguyễn Thần Hiến bức tượng đồng bán thân tạc chân dung nhà chí sĩ Nguyễn Thần Hiến. Hoạt động này nằm trong chương trình “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân” do tạpchí Xưa & Nay chủ trương cùng với sự đóng góp của gia đình “Nguyễn Như” - hậu duệ Nguyễn Thần Hiến - nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông.

Ngoài ra, tại Tp.Hồ Chí Minh (Q.4), Cần Thơ và Hà Tiên đều có con đường mang tên ông.
Sinh thời, mặc dù bận rộn vì việc nước, Nguyễn Thần Hiến vẫn hay làm thơ, nay đã thất lạc nhiều, chỉ còn lại một ít, nhờ đăng trên báo Nông cổ mín đàm và đề trên tường vách Mạc Công Miếu và Đình thờ thần Thành Hoàng xã Mỹ Đức, Hà Tiên (nay thuộc khu phố 1, p. Đông Hồ, thị xã Hà Tiên).

Bút tích Nguyễn Thần Hiến trên vách Đền thờ họ Mạc.
Bài viết được tác giả tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cũng không thể kể hết những công lao của cụ Nguyễn Thần Hiến vì bài viết có giới hạn, rất mong nhận được sự đóng góp của tất cả mọi người.